Thương mại điện tử (TMĐT) đang thực sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, quy mô thị trường TMĐT ước tính đạt 22 tỷ USD vào năm 2024, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (theo Google, Temasek và Bain & Company). Việt Nam cũng là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới, dự kiến đạt 63 tỷ USD vào năm 2030 (báo cáo e-Economy SEA 2024).
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc nắm bắt và tận dụng các xu hướng mới sẽ là yếu tố then chốt để doanh nghiệp thành công. Năm 2025 được DIGITAL LAB dự đoán sẽ chứng kiến sự trỗi dậy của 3 xu hướng bùng nổ là: D2C (Direct-to-Consumer), Video & Affiliate, Trải nghiệm Khách hàng.
Xu hướng 1: D2C (Direct-to-Consumer) – “Cuộc chơi” của những thương hiệu chuyên nghiệp
D2C là mô hình bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, bỏ qua các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Mô hình này cho phép doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp khách hàng, xây dựng mối quan hệ trung thành và kiểm soát dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả.
Mô hình D2C sẽ ngày càng được ưa chuộng hơn trong 2025 (nguồn ảnh: internet)
Vì sao mô hình D2C sẽ phổ biến trong TMĐT 2025?
- Thói quen người dùng: Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sự tiện lợi, cá nhân hóa và mong muốn kết nối trực tiếp với thương hiệu. D2C đáp ứng được những nhu cầu này bằng cách cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến liền mạch, thông tin sản phẩm minh bạch và dịch vụ khách hàng tận tình.
- Chi phí sàn tăng cao: Chi phí hoa hồng, quảng cáo trên các sàn TMĐT ngày càng tăng, khiến doanh nghiệp phải tìm kiếm các kênh bán hàng hiệu quả hơn. D2C giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí trung gian, tăng lợi nhuận và chủ động hơn trong việc xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn như với sàn e-commerce Shopee, phí có định hiện đang là 4%, phí thanh toán đang áp dụng là 5%, chưa kể, nếu shop đăng ký các gói dịch vụ như FreeShip Extra hay Content Extra,… thì tổng các loại phí sẽ dao động từ 12 – 20% tùy mô hình shop. Điều này sẽ gia tăng rào cản thâm nhập thị trường kinh doanh thương mại điện tử, bởi lẽ, các Seller không thể còn làm kiểu “tay mơ” được nữa, thay vào đó, phải thực sự tối ưu chi phí, từ khâu nhập hàng cho tới hoạt động vận hành.
- Nhà nước siết chặt thuế: Chính sách thuế mới, đặc biệt là việc quản lý thuế đối với các hoạt động TMĐT, khiến các sàn TMĐT gặp khó khăn. Điều này thúc đẩy doanh nghiệp chuyển hướng sang mô hình D2C để tối ưu hóa chi phí và tuân thủ pháp luật.
Một số thương hiệu như Warby Parker, Casper, hay Dollar Shave Club đã thành công nhờ mô hình D2C. Tại Việt Nam, các thương hiệu như Canifa, Juno cũng đang dần chuyển hướng sang D2C và đạt được những kết quả tích cực.
Xu hướng 2: Video & Affiliate – Đôi bạn cùng tiến trong Marketing
Sức mạnh của Video Marketing: Video đang trở thành định dạng nội dung được ưa chuộng nhất trên internet. Người dùng có xu hướng tương tác mạnh mẽ hơn với video so với các nội dung khác. Video marketing giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách sinh động, hấp dẫn và dễ dàng tiếp cận đến đối tượng mục tiêu.
Tiềm năng của Affiliate Marketing: Affiliate marketing là hình thức tiếp thị liên kết, trong đó doanh nghiệp hợp tác với các đối tác (affiliate) để quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Các affiliater sẽ nhận được hoa hồng khi có khách hàng mua hàng thông qua liên kết của họ. Affiliate marketing giúp doanh nghiệp mở rộng kênh tiếp thị, tăng độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận đến đối tượng khách hàng tiềm năng.
Theo một báo cáo của Nielsen, 92% người tiêu dùng tin tưởng vào những đề xuất từ bạn bè và gia đình, và 70% tin tưởng vào các ý kiến trực tuyến từ người tiêu dùng. Chính những thói quen đó của khách hàng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của Affiliate, thông qua nhiều video review chân thực, sáng tạo.
Người dùng có xu hướng tin tưởng từ lời giới thiệu của người quen
Sự kết hợp giữa Video và Affiliate:
Video được sử dụng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua affiliate marketing. Các affiliate có thể tạo ra các video review sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, chia sẻ trải nghiệm để thu hút người xem và tạo ra chuyển đổi.
Sự hợp tác đầy hứa hẹn giữa Youtube và Shopee (nguồn ảnh: internet)
Sự kết hợp giữa các nền tảng sẽ làm thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự sáng tạo của các content creator. Các nền tảng TMĐT như Shopee đã bắt đầu kết hợp với các mạng xã hội như Facebook, Youtube để tận dụng sức mạnh của video và affiliate marketing. Ví dụ: Shopee hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung trên Youtube để tạo ra các video review sản phẩm, gắn link affiliate và thu hút người xem mua hàng trên Shopee.
Xu hướng 3: Trải nghiệm Khách hàng – “Chìa khóa” để giữ chân khách hàng
Trải nghiệm khách hàng là yếu tố then chốt để tạo dựng lòng tin, tăng doanh số và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. Khách hàng ngày càng kỳ vọng cao hơn vào chất lượng dịch vụ, sự tận tâm và chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Theo một khảo sát của PwC, 73% người tiêu dùng cho biết trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của họ. 32% người tiêu dùng sẵn sàng rời bỏ một thương hiệu sau trải nghiệm tiêu cực.
Do đó, Doanh nghiệp cần đầu tư vào trải nghiệm khách hàng tại tất cả các điểm chạm trong hành trình mua sắm của khách hàng, từ quá trình tìm hiểu, mua sắm đến chăm sóc sau bán hàng.
Zalo – “Chiếc chìa khóa vàng” giúp Doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm khách hàng.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến 30/6/2024, Zalo có 76,5 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng, vượt qua cả 3 nền tảng xuyên biên giới phổ biến nhất bao gồm Facebook (72 triệu), YouTube (63 triệu) và TikTok (67 triệu), chắc chắn đây là kênh tiếp cận khách hàng không thể bỏ qua. Với những chức năng mạnh mẽ như: chatbot tự động, gửi tin nhắn hàng loạt tự động theo mỗi giai đoạn của đơn hàng, voice call,… chắc chắn sẽ giúp Doanh nghiệp tối đa hóa được hoạt động chăm sóc khách hàng, nâng cao uy tín thương hiệu.
Luồng Hành trình khách hàng thể hiện Zalo OA giúp tối ưu điểm chạm
>> Xem thêm bài viết: Sức mạnh của tin nhắn truyền thông Broadcast mà có thể bạn còn chưa biết đến?
Trên đây là 3 xu hướng nổi bật sẽ diễn ra trong thế giới TMĐT từ góc nhìn và kinh nghiệm của đội ngũ tại Digital Lab. Chắc chắn sẽ còn nhiều nhận định về xu hướng khác nhau nữa từ các chuyên gia. Nhưng có một điều không thể phụ nhận rằng, 2025 sẽ là tiếp tục là một năm “thanh lọc”, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và đầu tư nghiêm túc trong thị trường TMĐT tại Việt Nam. Đây sẽ là thách thức không hề nhỏ nhưng đồng thời sẽ là cơ hội cực kỳ lớn đối với các đơn vị có thế mạnh về phát triển kinh doanh thương mại điện tử, làm video, triển khai zalo, nền tảng affiliate,..
Từ góc nhìn của bạn, bạn đánh giá thế nào về sự phát triển TMĐT tại Việt Nam trong năm 2025? Hãy cùng chia sẻ với Digital Lab nhé!